IPAM là viết tắt của IP Address Management, được sử dụng để quản lý các vlan và địa chỉ IP. Từ đó ta sẽ biết được có bao nhiêu IP còn trống, những IP nào đã được sử dụng, những IP nào đã bị thu hồi. Từ đó ta có thể lập kế hoạch và phân bổ địa chỉ IP 1 cách chặt chẽ trong mạng máy tính. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách để khai báo các mục của IPAM trong Netbox.
Bố cục IPAM sẽ có các mục như sau :

Vlans
Vlan Group
Phần này sử dụng để nhóm các vlan có chung mục đích sử dụng vào trong 1 group chung.
Các VLAN khác group thì có thể có các ID và tên trùng nhau, còn chung nhóm thì không.
Ví dụ mình có 2 vlan là VLAN 10 và VLAN 20 đều sử dụng cho cụm LAB, nên mình sẽ tạo 1 group có tên là LAB và tiến hành add VLAN đó vào.
Để add VLAN Group, thực hiện như sau :
Kích vào dấu +
để tạo 1 VLAN Group:

Sau đó ta sẽ điền như sau :

- Đặt tên cho VLAN Group này
- Chọn
DCIM > site
để chỉ định site mà VLAN Group này thuộc về - Chọn
Region
tương ứng với Site định đặt VLAN Group - Chọn
Site
mà VLAN Group này thuộc về - Kích vào
Create
để tạo VLAN Group với các thông tin đã điền
Sau khi tạo, ta có VLAN Group như sau:

Tương tự như vậy hãy tạo các VLAN Group theo hệ thống quản lý của bạn.
VLANs
Phần này sẽ tạo ra các vlan, những vlan nào có chung mục đích sử dụng có thể nhóm vào chung 1 nhóm gọi là VLAN Group. Mỗi Vlan được xác định bằng Tên và ID.
Mỗi Vlan có thể được gán cho Site và Vlan Group, nó có các trạng thái hoạt động như : Active
, Reserved
, Deprecated
.
Để tạo VLAN và gán nó vào VLAN group, ta tiến hành như sau:
Kích vào +
để tạo 1 VLAN

Nhập vào các thông số để tạo :

- Nhập vào
ID
cho VLAN - Nhập tên VLAN
- Mô tả cho VLAN này

Đến mục tiếp theo đền vào các thông số chỉ định VLAN Groups:
- Chọn phạm vi của group là
Site
(Phạm vi của group có thể thuộc regions) - Chọn VLAN Groups
- Kích vào
Create
để tạo VLAN
Phần Tenancy
bỏ qua vì mình không tạo đối tượng khách hàng ngay từ đầu
Phần Tags
mình cũng không đặt, nếu muốn bạn có thể đánh tags cho mục này bằng cách nhập vào các tag. Ví dụ : vlan
Tương tự như thế hãy tạo các VLAN còn lại trong mạng. Mình có các VLAN như sau:

VRF
Mỗi VRF về cơ bản là 1 bảng đinh tuyến riêng. VRF thường được sử dụng để ngăn cách các khách hàng và các tổ chức với nhau trong mạng.
Mỗi VRF được gán một tên duy nhất. Bất kỳ prefix hoặc địa chỉ IP nào không được gán cho VRF sẽ thuộc về global.
Phần này tạm thời mình bỏ qua.
Aggregates
RIRs (Regional Internet Registries)
RIR chịu trách nhiệm phân bổ không gian địa chỉ. Có năm RIR là ARIN, RIPE, APNIC, LACNIC và AFRINIC. Tuy nhiên, 1 số không gian địa chỉ được sử dụng nội bộ, được xác định trong RFC 1918 và 6598. Ngoài ra còn có các cơ quan đăng ký cấp thấp hơn phục vụ 1 khu vực địa lý cụ thể.
Mỗi Aggregate phải được gán cho 1 RIR.
Dưới đây là năm RIR:
Để tạo 1 RIRs, kích vào +
để tạo :

Mình sẽ tạo 1 RIR của Việt Nam thì sẽ là trung tâm thông tin mạng khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APNIC):
Name
: Nhập vào tên của RIR cho vùng Việt Nam làAPNIC
Slug
: mình để tự sinh- Tiếp theo có thể kích chọn private nếu sử dụng cho các địa chỉ là private
Description
mô tả thêm cho cơ quan này (Phần này mình bỏ qua)
Sau đó chọn Create
để tạo.
Aggregates
Sử dụng để xác định 1 dải địa chỉ lớn, xác định phân bổ cấp cao nhất.
Một số không gian địa chỉ riêng được sử dụng phổ biến chẳng hạn như:
- 10.0.0.0/8 (RFC 1918)
- 100.64.0.0/10 (RFC 6598)
- 172.16.0.0/12 (RFC 1918)
- 192.168.0.0/16 (RFC 1918)
Mỗi Prefix sẽ tự sắp xếp theo Aggregates của nó nếu tồn tại. Lưu ý rằng bạn chỉ nên tạo Aggregates cho các dải IP thực sự được phân bổ cho tổ chức của bạn, hoặc các dải được sử dụng riêng.
Mình sẽ tạo Agregates cho 1 dải IP private với địa chỉ lớn nhất là 10.0.0.0/8

- Nhập vào dải địa chỉ lớn nhất
Rir
: Cơ quan đăng ký Internet (Phần này đã tạo trước đó, hãy chọn Cơ quan đăng ký phù hợp)Date added
: Chọn ngày khởi tạo.- Kích vào
Create
để tạo
Sau đó chọn Create
để tạo.
Tương tự đó, khi muốn tạo prefix ta sẽ tạo 1 Agregates là 1 địa chỉ phân bổ ở mức cao nhất của địa chỉ mà bạn định sử dụng.
Sau khi tạo ta có aggregate như sau:

Prefixes
Prefixes
Nhập vào địa chỉ mạng và subnet của dải địa chỉ để cấp cho các thiết bị
Prefix có các Status sau:
Container
: Tóm tắt về child prefixActive
: Đang hoạt độngReserved
: Chỉ định sử dụng trong tương laiDeprecated
: Không còn sử dụng
Mình có 1 địa chỉ mạng là 192.168.10.0/24
thì sẽ khai báo như sau :


- Nhập vào địa chỉ mạng và subnet mask
Chọn region mà prefix thuộc về
- Chọn
Site
tương ứng của prefix Chọn VLAN Group của prefix này
- Chọn VLAN mà prefix thuộc về
- Kích vào
Create
để tạo
Tương tự như trên, tiến hành tạo thêm các prefix có trong mạng. Mình có các prefix như sau:

IP addresses
Một địa chỉ IP bao gồm một địa chỉ máy chủ duy nhất (IPv4 hoặc IPv6) và mặt nạ mạng con của nó. Mặt nạ của nó phải khớp chính xác với cách địa chỉ IP được cấu hình trên một giao diện trong thế giới thực.
Giống như tiền tố, một địa chỉ IP có thể được gán tùy ý cho VRF (nếu không, nó sẽ xuất hiện trong bảng toàn cầu – global). Địa chỉ IP được tổ chức tự động theo tiền tố gốc trong VRF tương ứng của chúng.
Cũng giống như prefix, mỗi địa chỉ IP có thể được gán một trạng thái và vai trò. Các trạng thái của IP address trong NetBox bao gồm các phần sau:
- Active
- Reserved
- Deprecated
- DHCP
Để tạo địa chỉ IP, kích vào +
của mục IP Addresses
:

Để tạo địa chỉ IP ta chú ý đến 2 trường sau :
Trường New IP
sử dụng để tạo mới từng địa chỉ IP 1. Thường sử dụng để tạo các địa chỉ là Gateway
hoặc tạo các địa chỉ Nat
. Trường thứ 2 là Bulk Create
sử dụng để tạo hàng loạt các địa chỉ ip.
Trước tiên mình sẽ tạo 1 địa chỉ là gateway của mạng này :

Address
: Nhập vào địa chỉ là gateway (Bạn cũng có thể tạo địa chỉ IP ở đây)Status
là Active- Bỏ qua các phần là
Role
,VRF
,DNS Name
Description
: Mô tả về địa chỉ IP này

Bỏ qua phần còn lại và kích vào Create
để tạo.
Tiếp đến ta sẽ tạo 1 loạt các địa chỉ IP để cấp cho các thiết bị:
Chuyển sang tab Bulk Create
để tạo nhiều địa chỉ IP:

Address pattern
: Nhập vào để tạo nhiều địa chỉ IP trong khoảng từ [2-254] sẽ tạo ra các địa chỉ192.168.10.2
->
192.168.10.25
4Status
: Active- Sau khi điền các mục cần thiết, kích vào
Create
để tạo.
Ở đây mình đã hướng dẫn 2 cách để tạo địa chỉ ip trên NetBox. Tuy nhiên, đối với cách đạo địa chỉ thứ 2 (tạo hàng loạt địa chỉ ip), ta không nên khai báo địa chỉ ip theo cách đó vì các địa chỉ được tạo hàng loạt sẽ có trạng thái giống nhau và các địa chỉ ip trong khoảng đó có thể có các trạng thái khác nhau nên gây khó khăn trong việc quản lý. Ta nên tạo các device và ip được gán cho device nào thì ta sẽ tạo ip đó và gán cho device chứ không nên tạo hàng loạt.
Như vậy, mình đã hướng dẫn cách tạo các mục trong IPAM để quản lý địa chỉ ip trong mạng bằng NetBox. Để xem thêm về cách tạo các mục khác trong NetBox, các bạn có thể tham khảo thêm tại đây !